Cây dâu tằm trong phong thủy dùng để trừ Tà hay không ?

Trong phong thủy một số loại cây có thể mang tới vận xui cho những người sở hữu chúng. Vậy cây dâu tằm trong phong thủy có ý nghĩa gì? Cây dâu tằm có trừ tà được hay không ? Chúng ta có nên trồng cây dâu tằm không? Hãy cùng Giagocchudautu.com tìm hiểu thông tin về Cây Dâu Tằm.

Cây dâu tằm trong phong thủy dùng để trừ Tà hay không ?

Cây dâu tằm trong tự nhiên

Dâu tằm là một loại cây khá quen thuộc, được trồng ở khá nhiều nơi ở nước ta, nhất là các tỉnh Bắc bộ.

Cây dâu tằm là một loài cây gỗ từ nhỏ đến nhỡ, lớn nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2–3 m, nhưng phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và rộng theo tán cây. Quả của cây dâu tằm có vị nhạt, không đậm đà như hương vị của rất nhiều loại dâu khác như dâu đỏ và dâu đen. Quả của nó có màu từ trắng đến hồng đối với một số loại cây được trồng trọt, nhưng màu quả tự nhiên của loài này khi mọc hoang là màu tía sẫm.

Không chỉ hái lá để nuôi tằm, dâu tằm còn là một cây thuốc có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên cây dâu tằm trong phong thủy lại có ý nghĩa không tốt, nhiều người vẫn quan niệm cây dâu tằm mang đến điều không may mắn. Cùng nghiên cứu kỹ kỹ hơn về ý nghĩa của cây dâu tằm trong phong thủy.

Công dụng của cây dâu tằm

Lá của cây dâu tằm là thức ăn ưa thích của tằm dâu (Bombyx mori). Đây là nguyên do của tên thường gọi cây dâu tằm. Nó cũng khá được sử dụng làm thức ăn cho gia súc (bò, dê…) trong nhiều khu vực mà trong mùa khô bị hạn chế về một số loại thức ăn như cỏ.

Cây dâu tằm trong phong thủy dùng để trừ Tà hay không ?

Theo Đông y, cây dâu tằm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Lá và vỏ rễ dâu giúp điều trị chứng ho có đờm, khắc phục mụn nhọt không liền miệng, chữa chứng mồ hôi trộm, phong thấp, bí tiểu, mất ngủ, tóc bạc sớm …

  • Tang bạch bì  (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt.
  • Tang diệp (lá dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
  • Tang thầm (quả dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm.
  • Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
  • Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) lợi tiểu, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm.
  • Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt.

Cây dâu tằm trong phong thủy

Từ xưa việc trồng cây dâu trong nhà là một điều tối kỵ. Theo tiếng Hán dâu tức là “tang” do đó cây dâu biểu tượng cho một sự không may mắn.

Còn theo sách “Hán thư” thì ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, trai gái thường tới đó tụ tập hát gợi chuyện không đứng đắn. Vì vậy, người đời còn coi cây dâu là thể hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái.

Ngoài ra, trong dân gian cây dâu còn được sử dụng để trừ tà ma. Nguyên liệu thường là cành dâu bánh tẻ đã tước vỏ phơi khô, cắt thành đoạn nhỏ, cho vào máy tạo hạt. Các hạt gỗ kết hợp với hạt bạc được xiên bởi một sợi chỉ đỏ, với ý nghĩa mang đến may mắn.

Cây dâu tằm trong phong thủy dùng để trừ Tà hay không ?

Trong dân gian, người ta vẫn thường kể những câu chuyện dùng roi mây, roi dâu để bắt ma. Theo quan niệm đó, đeo vòng dâu tằm có thể xuy đuổi hồn vía người, những khí không tốt từ xác động, thực vật đã chết, tương tự dùng tỏi để xua tà ma khi ra đường. Dân gian cũng quan niệm rằng con số 13 đoạn dâu tằm cho 1 vòng là con số tốt nhất, là khắc tinh của điều xấu, ác.

Trên đây là một vài thông tin từ chúng tôi về cây dâu tằm trong phong thủy. Hy vọng những gợi ý ở trong bài viết sẽ phần nào giúp ích được cho bạn.

    ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN MỚI NHẤT TỪ CHỦ ĐẦU TƯ




    5/5 - (120 bình chọn)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0913.756.339